Nếu bạn đang muốn tìm kiếm 1 cuộc thi về khởi nghiệp để trau dồi kinh nghiệm & thử sức startup, thì Hult Prize chính xác là dành cho bạn.
Hult Prize là một cuộc thi toàn cầu dành cho sinh viên đại học và sau đại học với mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội lớn thông qua khởi nghiệp. Các đội được thách thức tìm ra giải pháp sáng tạo cho một vấn đề xã hội cụ thể liên quan tới 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Bạn cần thành lập 1 đội từ 3-5 người, đều là sinh viên ĐH hoặc Thạc sĩ để đăng ký.
Cuộc thi diễn ra ở 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (tháng 11 tới tháng 2 năm sau): từ 20,000 đội sẽ chọn ra 900 đội tham gia vào vòng 2 tại Dubai.
Giai đoạn 2 (tháng 6): từ 900 đội sẽ chọn ra 6 đội để tham gia vòng 3 tại London.
Giai đoạn 3 (tháng 9): bạn sẽ có 2 tuần tại London để được mentor về dự án và thi đấu với 6 đội chung kết. Quán quân sẽ giành được giải thưởng 1 triệu đô tiền mặt.
Đăng ký trên website Hult Prize hoặc đăng ký với Campus Director tại trường Đại học của bạn. Ở Việt Nam, có tổ chức Hult Prize, bạn thân của mình cũng đã tới Dubai tham gia vòng 2 năm 2016.
Mọi năm, BTC Hult Prize đều đưa ra 1 chủ đề (VD năm 2023 là thời trang bền vững), nhưng năm 2024, chủ đề là “vô giới hạn”, nghĩa là mình phải tự chọn chủ đề. Điều này vừa dễ và vừa khó, dễ vì có thể làm theo thế mạnh của team, nhưng khó vì chưa chắc chủ đề của mình đã đủ cạnh tranh bằng đối thủ khác.
Nhiệm vụ là phải giải quyết được mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc và tạo ra 1 doanh nghiệp thật sự có lợi nhuận bền vững. Giữa các vấn đề về bảo vệ môi trường, giáo dục chất lượng, giảm nghèo đói…Bọn mình quyết định chọn “Reduced Inequalities” - giảm bất bình đẳng cho người khuyết tật.
Có đến 1,3 tỉ người khuyết tật trên thế giới, tại Đài Loan có 1,2 triệu người, nhưng chỉ 20% là có việc làm, chính phủ đều có chính sách kêu gọi công ty tuyển dụng người khuyết tật, nhưng hơn 1,700 công ty vẫn phải đóng phạt vì không thực hiện. Bọn mình nhận ra, đây là khoảnh trống bọn mình có thể xông vào và tạo ra sự thay đổi cho cuộc sống của 1.3 tỉ người trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
Đây không phải ý tưởng đầu tiên, team mình đã đập đi xây lại 4 lần trong suốt nhiều tháng qua, lần nào cũng đều tranh cãi rất nảy lửa. Để ra được những dòng chữ trên, là công sức của 5 đứa mò mẫm đi tới NGO, viện dưỡng lão, trường cho người khuyết tật để phỏng vấn và tìm hiểu.
Hôm diễn ra cuộc thi, đài truyền hình Đài Loan có tới quay hình phát sóng vì Hult Prize tại NTU là vòng thi lớn nhất, năm nào NTU cũng có đội vào chung kết toàn cầu. Các đội đối thủ của mình làm về chuyển đổi carbon hướng tới zero carbon trong 2050, tái chế túi cà phê thành nội thất, tái chế lướt đánh cá thành màn tại Ấn Độ, ứng dụng giúp giảm mất ngủ… 1 loạt các học bá từ Mỹ, Thái Lan, Ấn Độ đều tới tranh tài bữa đó. Khoảnh khắc nghe các team khác thuyết trình mình chỉ ngồi nín thở vì áp lực, lại là team thuyết trình cuối nên phải cố hết sức không làm BGK buồn ngủ.
Đây là 1 trải nghiệm rất quý giá với mình, nên nếu được, mình rất khuyên bạn hãy 1 lần thử tham gia để được sống với đam mê khởi nghiệp và tạo ra giá trị tích cực giúp thay đổi thế giới.
Thời sự Đài Loan đưa tin
Thoả thuận hợp tác
Làm bạn với người khuyết tật để hiểu thêm về thế giới của họ