Đi thi Business Case Competition thì cứ học các dạng đề là được?
Hồi mới bắt đầu, mình đã thật sự nghĩ như vậy. Mình từng nghĩ rằng chỉ cần học hết các case trước đó, học theo dạng đề, rồi cứ thế mà làm, sẽ chẳng có gì khó. Nhưng khi vào thực tế, mọi thứ không như mình tưởng. Không có "dạng đề" nào hết. Mỗi case là một bài toán kinh doanh khác nhau, có bối cảnh riêng, dữ liệu riêng và vô số hướng tiếp cận. Và đó chính là cú sốc đầu tiên của mình khi bước chân vào thế giới Business Case.
Hiểu đơn giản, Business Case chính là những bài toán mà doanh nghiệp ngoài kia đang thực sự phải đối mặt. Nó không phải là một bài tập có sẵn đáp án như những gì chúng ta quen thuộc khi còn trên ghế nhà trường. Chính vì vậy, nguyên tắc đầu tiên khi giải case chính là "Không có đáp án đúng tuyệt đối" - đây chính là điều mà mình đã học được từ coach tại cuộc thi Global Case Competition tại Mỹ hồi tháng 1 vừa qua. Chỉ có những hướng giải quyết logic nhất, tối ưu nhất dựa trên dữ liệu và bối cảnh cụ thể.
Tư duy này đã được McKinsey (một trong những công ty tư vấn hàng đầu thế giới) nhấn mạnh trong phương pháp MECE (Mutually Exclusive, Collectively Exhaustive). Khi giải quyết bất kỳ vấn đề nào, hãy đảm bảo rằng bạn phân tích nó theo từng nhánh rõ ràng, không trùng lặp, và bao quát toàn bộ vấn đề. Nếu chỉ học dạng đề mà không hiểu cách tư duy theo cấu trúc này, bạn sẽ bị rơi vào tình trạng rập khuôn, không biết cách ứng biến khi gặp tình huống mới.
Mình nhận ra điều này sau khi đã lăn lộn rất nhiều cuộc thi khác nhau tại Việt Nam, Đài Loan, Thái Lan, và Mỹ. Khi quan sát các bạn học sinh giải đề, mình nhận ra có sự khác biệt rất lớn giữa người chỉ học theo khuôn mẫu và người thực sự hiểu tư duy giải quyết vấn đề, cái cách các bạn chứng minh luận điểm nó rõ ràng hơn hẳn. Những đội thi mạnh nhất không bao giờ cố tìm kiếm một đáp án "chuẩn", mà họ xây dựng một chiến lược dựa trên dữ liệu, insights thị trường và tư duy phản biện. Đó cũng là lý do những cái tên như Boston Consulting Group hay Bain & Company luôn tìm kiếm ứng viên có tư duy logic thay vì chỉ học thuộc các mô típ case trước đó.
Mình nhận ra điều này sau khi đã lăn lộn rất nhiều cuộc thi khác nhau tại Việt Nam, Đài Loan, Thái Lan, và Mỹ. Khi quan sát các bạn học sinh giải đề, mình nhận ra có sự khác biệt rất lớn giữa người chỉ học theo khuôn mẫu và người thực sự hiểu tư duy giải quyết vấn đề, cái cách các bạn chứng minh luận điểm nó rõ ràng hơn hẳn. Những đội thi mạnh nhất không bao giờ cố tìm kiếm một đáp án "chuẩn", mà họ xây dựng một chiến lược dựa trên dữ liệu, insights thị trường và tư duy phản biện. Đó cũng là lý do những cái tên như Boston Consulting Group hay Bain & Company luôn tìm kiếm ứng viên có tư duy logic thay vì chỉ học thuộc các mô típ case trước đó.
Với kiến thức được học từ ĐHQG Đài Loan cùng kinh nghiệm đi thi và may mắn có được rất nhiều giải cao, mình đã xây dựng khóa học Master Business Case & đã giúp rất nhiều bạn học sinh cả cấp 3 và Đại học có được tư duy tiếp cận đúng ngay từ đầu. Đây không chỉ là một khóa học về giải case đơn thuần, mà mình tin là một chương trình giúp người học phát triển tư duy logic, chiến lược và kỹ năng ứng biến trong môi trường kinh doanh thực tế. Nếu bạn muốn tự tin hơn khi bước vào các cuộc thi Business Case hoặc thậm chí là chuẩn bị cho sự nghiệp trong lĩnh vực tư vấn và kinh doanh, bạn có thể tham khảo khoá học của Eric nhé.